Một số vấn đề áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình (Bài 1): Xác định tài sản chung của vợ chồng
28/05/2016
Từ quy định nói trên có thể thấy việc hình thành tài sản chung rất sinh động, đa dạng, nhưng tựu chung có thể từ các nguồn sau:
Tài sản chung hình thành từ kết quả của lao động
Thông thường tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung vợ chồng. Những tài sản đó có thể là do vợ và chồng cùng trực tiếp lao động, hoặc do một trong hai bên trực tiếp lao động để làm ra sản phẩm, sản phẩm đó để dùng trong gia đình, còn dư ra, đem bán để có sự tích lũy, cũng có thể toàn bộ sản phẩm do vợ chồng làm ra đều đem bán, tạo ra thu nhập cho gia đình; tài sản chung cũng có thể hình thành qua việc được trả công lao động, thuê người khác làm, do tổ chức sản xuất, kinh doanh mà có v.v…
Có thể thấy rằng thông qua sức lao động của vợ, chồng được thể hiện dưới các hình thức khác nhau để tạo nguồn thu nhập, tạo ra tài sản trong gia đình, dù các tài sản đó được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng nếu đó là kết quả của lao động chân chính, đều được công nhận là tài sản chung vợ chồng.
Tài sản vợ chồng được hình thành do được thừa kế chung:
Đây là trường hợp vợ chồng cùng được hưởng thừa kế theo di chúc của người để lại di sản. Trong di chúc thể hiện rõ để lại tài sản cho cả vợ và chồng. Trong các trường hợp có tranh chấp, thì phải chú ý xem kỹ nội dung, lời văn di chúc. Nếu di chúc cho một bên được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, còn một bên chỉ được sử dụng và hưởng hoa lợi từ di sản cho đến khi nào chết, thì quyền lợi của mỗi bên (vợ và chồng) trong di chúc là khác nhau.
Tài sản chung được hình thành từ việc được tặng cho:
Đối với trường hợp được tặng cho chung thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng có thể được tặng cho tài sản thông qua hợp đồng bằng văn bản, và cũng có thể là hợp đồng miệng, hay còn gọi là tặng cho trên thực tế.
Sở dĩ gọi là “tặng cho trên thực tế” vì việc tặng cho này không thể hiện bằng văn bản, mà chỉ nói miệng trong nội bộ gia đình và chỉ thể hiện rõ trong quá trình chuyển giao trên thực tế. Do đó, khi vợ chồng ly hôn, một bên khai tài sản chung do được bố mẹ cho, một bên khai không phải là tài sản chung của vợ chồng. Phía bố mẹ cũng đứng về phía con, khai là chỉ cho sử dụng chứ chưa cho. Đây là một vấn đề rất phức tạp, tác giả đã phân tích kỹ trong chuyên đề “Về những khó khăn, vướng mắc khi xác định việc cho hay chưa cho tài sản khi các con ra ở riêng - một số kiến nghị về hướng giải quyết”, (được in trong quyển “Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử” tái bản lần thứ 4 phát hành vào cuối tháng 1/2013 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia).
Vì vậy, trong bài này, tác giả chỉ lưu ý đối với các trường hợp này, việc thu thập chứng cứ đầy đủ, đánh giá chứng cứ toàn diện, khách quan là việc làm cực kỳ quan trọng. Khi đã đủ căn cứ kết luận là vợ chồng đã được cho trong thực tế (Ví dụ: Vợ chồng đã xây nhà 5 tầng trên diện tích đất, có khuôn viên riêng, vợ chồng đã quản lý, sử dụng trong nhiều năm hoặc đã kê khai, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, bố mẹ biết, nhưng không phản đối hoặc đồng ý cho con đi kê khai, xin cấp giấy v.v…) thì phải xác định là tài sản chung.
Xem xét kỹ nội dung của văn bản tặng cho
Tài sản chung có được có thể là do cùng được tặng cho nhà tình nghĩa, được Nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho gia đình nghèo…
Đối với việc tặng cho được thể hiện bằng văn bản, thông thường việc thu thập, đánh giá chứng cứ rất thuận lợi, nhưng khi xét xử nếu không nghiên cứu kỹ văn bản tặng cho cũng sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, như trong văn bản tặng cho có ghi tên của cả hai vợ chồng, song ở phần bên được tặng cho lại chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì đó không phải là tặng cho chung. Dưới đây là một ví dụ:
Chị Đinh Thị Hoa xin ly hôn anh Nguyễn Quyền. Bố anh Quyền (là ông Quảng) viết giấy tặng cho con tài sản và tự ký thay con vào giấy tặng cho, chính quyền xã đã xác nhận vào đơn, Toà án sơ thẩm xác định là tài sản riêng, Toà phúc thẩm xác định là tài sản chung vơ chồng, Toà án cấp giám đốc thẩm xác định không phải là tài sản chung của vợ chồng.
Năm 1987, chị Hoa kết hôn với anh Quyền, có đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống có 1 con chung là cháu Nguyễn Quỳnh Thu sinh năm 1988. Ngày 12/5/1993, ông Nguyễn Quảng có đơn “cho nhà và hoa màu”. Trong đơn có ghi bên cho: là ông Quảng, bà Khanh, bên được cho: “con trai Nguyễn Quyền”, “có vợ là Đinh Thị Hoa”. Đơn này đã được Ủy ban nhân dân phường xác nhận. Năm 1994, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, năm 1996 chị Hoa yêu cầu ly hôn và xin được nuôi con chung, anh Quyền đồng ý. Về tài sản ban đầu chị Hoa khai vợ chồng có 1 sổ tiết kiệm có số tiền 10 triệu, 1 xe máy Minsk, vô tuyến, quạt, tủ bán hàng. Sau đó, chị khai tài sản vợ chồng còn một thửa đất trên có một nhà tranh tre, do bố mẹ anh Quyền cho, chị Hoa yêu cầu chia cho chị bằng tiền là 7 triệu đồng hoặc 1/2 diện tích đất.
Về phía anh Quyền thì công nhận các động sản là tài sản chung của vợ chồng, còn nhà đất là của bố mẹ anh và bố mẹ anh chưa cho vợ chồng.
Vợ chồng ông Quảng, bà Khanh (là bố, mẹ anh Quyền) cho rằng toàn bộ nhà đất của ông bà chưa cho vợ chồng anh Quyền. Sở dĩ ông làm giấy tờ có ý định sang tên cho riêng anh Quyền để các con của ông bà khỏi tranh chấp.
Tại Bản án phúc thẩm số 16 ngày 7/6/1997, TAND tỉnh TN đã quyết định: Y án sơ thẩm về phần hôn nhân và nuôi con. Huỷ phần phân chia tài sản, giao cho TAND thành phố TN điều tra xét xử sơ thẩm lại.
Tại Bản án sơ thẩm số 54 ngày 4/12/1997, TAND thành phố TN vẫn xác định căn nhà trên 320m2 đất ở phường Quang Trung không phải là tài sản chung vợ chồng. Tại Bản án phúc thẩm số 4 ngày 21/4/1998, TAND tỉnh TN đã quyết định sửa án sơ thẩm và xử: Phân chia động sản và xác định nhà đất ở phường Quang Trung là tài sản chung vợ chồng, và phân chia cho mỗi bên ½ (Tòa phúc thẩm nhận định bố mẹ anh Quyền đã cho vợ chồng nhà đất).
Tác giả thấy rằng: Nguồn gốc căn nhà là của vợ chồng ông Quảng (bố mẹ anh Quyền). Do có ý đồ cho anh Quyền một phần đất và để tránh việc tranh chấp về nhà đất giữa các con, nên ngày 12/5/1993 ông Quảng đơn phương làm đơn xin tách đất cho anh Quyền. Tại đơn trên ông Quảng ký đứng tên xin tách đất và ký thay cho anh Quyền (người được cho). Đồng thời, ông Quảng yêu cầu và được Tổ dân phố, Ủy ban nhân dân phường xác nhận đồng ý. Sau đó tự bà Khanh (vợ ông Quảng) đến phòng nhà đất và xây dựng thành phố TN để làm thủ tục. Tại chứng thực số 837MB-XD ngày 14/6/1993 Phòng xây dựng và nhà đất thành phố TN đồng ý cho ông Quảng chuyển nhà và hoa màu cho anh Quyền.
Theo yêu cầu của ông Quảng ngày 25/12/1993 cán bộ địa chính đã đến đo diện tích và xác định ranh giới phần đất ông Quảng định cho anh Quyền, khi đó không có mặt vợ chồng anh Quyền, ông Quảng đã trực tiếp ký biên bản. Toàn bộ quá trình làm các thủ tục về nhà đất trên đều do vợ chồng ông Quảng, bà Khanh thực hiện. Còn vợ chồng anh Quyền không biết và không thực hiện các nghĩa vụ của người được cho. Trong thực tế vợ chồng ông Quảng vẫn là người trực tiếp quản lý, sử dụng và nộp thuế cho Nhà nước đối với thửa đất trên. Còn vợ chồng anh Quyền ở chỗ khác. Hơn nữa, toàn bộ giấy tờ có liên quan đến nhà đất trên ông Quảng không giao cho vợ chồng anh Quyền. Xét về “đơn xin cho nhà và hoa màu” do ông Quảng lập ngày 12/5/1993 với nội dung: Người cho là ông Quảng, bà Khanh, bên được cho là “con trai Nguyễn Quyền”. Nhưng cho đến nay bên được cho cũng chưa ký vào giấy tờ tặng cho; bên cho chưa giao và bên được cho chưa tiếp nhận tài sản tặng cho trên thực tế.
Trong trường hợp này, lẽ ra phải xác định nhà đất đang tranh chấp không phải là tài sản chung của vợ chồng anh Quyền, chị Hoa, đồng thời bác yêu cầu của chị Hoa như Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đối với nhà đất nêu trên mới đúng. Nhưng Toà án cấp phúc thẩm lại xác định nhà đất nêu trên là tài sản chung của vợ chồng anh Quyền, chị Hoa, từ đó chia cho chị Hoa 1/2 nhà đất là không đúng, làm thiệt hại quyền lợi của các đương sự khác.
Sai lầm của Tòa án cấp phúc thẩm thể hiện ở hai khía cạnh: Một là: ý thức chủ quan và thể hiện trên giấy tờ là vợ chồng ông Quảng cho riêng con trai, thì Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định là cho chung vợ chồng người con là không đúng. Hai là: dù có coi là cho chung vợ chồng con như quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm, thì lẽ ra cũng phải coi bên anh Quyền có công sức đóng góp nhiều hơn. Khi phân chia phải chia cho anh Quyền nhiều hơn, Tòa án cấp phúc thẩm lại chia mỗi bên hưởng ½ là không hợp lý.
Vì vậy, phải xem xét kỹ nội dung của văn bản tặng cho để hiểu đúng ý chí của bên tặng cho. Nếu nội dung văn bản tặng cho có nhiều cách giải thích, cách hiểu khác nhau và bên tặng cho còn sống, thì cần hỏi người tặng cho và những người có biết, chứng kiến việc tặng cho, đồng thời phải xem xét diễn biến trên thực tế từ khi được tặng cho, đến khi có tranh chấp (bên được tặng cho đã nhận tài sản, việc sử dụng, quản lý thế nào? sau đó các bên kê khai đăng ký, đối với tài sản phải kê khai, đăng ký như thế nào? v.v…) để đánh giá toàn diện và chính xác, nhằm xác định được bản chất của sự việc. Nếu bố mẹ dù đã tuyên bố công khai, có nhân chứng về việc tặng cho, nhưng vợ chồng chưa nhận, chưa quản lý sử dụng tài sản, bố mẹ vẫn quản lý và vẫn kê khai, đứng tên trong sổ sách như sổ địa chính v.v…, thì việc tặng cho đó chưa hoàn thành (về cả hình thức hay thực tế). Trong trường hợp này không công nhận tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
Trong văn bản ở phần tặng cho chỉ ghi tên chồng, nhưng tài sản được tặng cho phải đăng ký quyền sở hữu. Sau khi được tặng cho người chồng đã tự đi làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và giấy chứng nhận quyền sở sử dụng đất ghi tên của cả vợ và chồng thì phải xác định tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Do người chồng đã nhập vào khối tài sản chung.
(Còn nữa)
TIN TỨC LIÊN QUAN
29/07/2024
1. Khái niệm về lối đi chung và lối đi qua
a) Khái niệm về lối đi chung
Hiện nay, pháp luật không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung, nhưng lối đi chung có thể được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Khái niệm này đã tự hình thành từ ba cách hiểu phổ biến sau:
25/04/2023
Thứ nhất, tại Điều 6 Dự thảo năm 2022 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình có nêu “tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề”.
24/04/2023
Đương sự muốn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có thể đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thru tục tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tùy từng trường hợp mà lựa chọn thủ tục xem xét lại, trong phạm vi bài viết này chỉ giới hạn trong thủ tục giám đốc thẩm. Theo đó:
27/09/2017
Hiện nay trong thực tiễn có rất nhiều người dân không hiểu rõ các giấy tờ pháp lý để đánh giá vụ việc và nhận thức đầy đủ pháp luật để ký kết hợp đồng cho nên có nhiều trường hợp xảy ra là mặc dù hai bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng nhưng một trong hai bên cố tình không thực hiện hợp đồng hoặc muốn thực hiện nhưng vẫn không được dẫn đến xảy ra tranh chấp. Người thua thiệt thường yêu cầu Tòa án để tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng bị Tòa án bác đơn khởi kiện và tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì một lý do chung là giao dịch chưa đủ điều kiện để ký kết. Đặc biệt “hiện tượng” hợp đồng vô hiệu xảy ra rất nhiều đối với việc mua bán nhà đất.
20/07/2017
Hiện nay CSGT các địa phương căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã xử phạt người điều khiển phương tiện không mang theo giấy đăng ký xe bản chính trong thời gian qua. Bên cạnh đó, quy định về giao dịch bảo đảm cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cho vay thế chấp đối với phương tiện không được giữ đăng ký xe bản chính.
04/11/2016
Hiện nay, quy định về chế độ hưu trí đối với người lao động theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đã có sự thay đổi rất nhiều về điều kiện, cách tính và mức hưởng lương hưu bởi vậy Văn phòng Luật sư Uy Tín tóm tắt lại quyền lợi của người lao động về chế độ hưu trí để người lao động nắm rõ và đảm bảo được quyền lợi của bản thân mình.
03/11/2016
Ngày nào chúng ta cũng điều khiển phương tiện giao thông tuy nhiên ít người nào nắm rõ được quy trình và căn cứ xử phạt của Cảnh sát Giao Thông đường bộ bởi vậy có nhiều trường hợp người điều khiển bị phạt oan mà không biết phản biện ra sao bởi vậy Văn phòng Luật sư Uy Tín nêu rõ quy trình dừng và xử lý của Cảnh sát Giao Thông.
Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn không bị mất tiền oan uổng.
27/10/2016
Theo hướng dẫn của TANDTC thì hiện nay, Tòa án không thụ lý giải quyết yêu cầu buộc người chiếm giữ trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây không phải là giấy tờ có giá theo quy định. Tuy nhiên, từ 1/1/2017 tới đây, người dân khởi kiện những tranh chấp dạng này sẽ được Tòa án thụ lý, giải quyết.
28/05/2016
Từ ngày 21/8/2013, tại buồng tạm giam, tạm giữ và nơi sinh hoạt chung của người bị tạm giam, tạm giữ sẽ được dán tờ thông tin về trợ giúp pháp lý. Quy định này giúp cho người bị tạm giam, tạm giữ dễ dàng tiếp cận với các thông tin hướng dẫn các thủ tục để được trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
28/05/2016
Câu hỏi
Vợ chồng tôi kết hôn được gần 04 năm, đã có một con chung 5 tuổi, nay chúng tôi đang làm thủ tục xin ly hôn; chồng tôi không thừa nhận cháu bé là con của mình vì cho rằng cháu bé sinh ra trước khi chúng tôi kết hôn nên từ chối việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Xin Ban biên tập cho tôi hỏi việc chồng tôi không thừa nhận con và không nhất trí cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được tòa án chấp nhận không?
28/05/2016
(Luatnamthanh.com) – Sau khi vụ án của quý vị đã được xét xử với kết quả thua kiện, nếu quý vị cho rằng việc xét xử chưa đúng, “có vấn đề” hoặc chưa “khẩu phục tâm phục”, thì việc gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm có thể xem là một phương cách tốt và có thể sẽ mở ra một cơ hội để xem xét, xét xử lại vụ án của mình.
28/05/2016
Câu hỏi
Chị gái tôi là chị Nguyễn thị T. làm việc ở công ty có vốn 100% nước ngoài, chị đã làm việc được 7 năm, HĐLĐ không xác định thời hạn, nhưng đến ngày 25/06/2013 chị bị công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ mà không rõ nguyên nhân vi phạm. Xin Ban biên tập cho tôi hỏi, công ty ra quyết định như thế là đúng hay sai? Quyền và lợi ích của chị tôi. được đảm bảo như thế nào?
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng Luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn thủ tục cấp giấy miễn thị thực.
Cấp giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân có thể nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an hoặc tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an
28/05/2016
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật hình sự sẽ được thực hiện theo quy định của Pháp luật tố tụng hình sự.
28/05/2016
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án;
+ Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự);
+ Những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động.
28/05/2016
I - Đối tượng đóng:
Là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ.
- Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất.
28/05/2016
Câu hỏi
Tôi là thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH, hiện nay công ty đang hoạt động bình thường. Vì lý do tôi phải chuyển công tác nên không thể tham gia quản lý hoạt động của công ty được nữa. Vì vậy tôi muốn chuyển nhượng vốn góp của mình thì phải làm thế nào? Thủ tục tiến hành như thế nào?
28/05/2016
1. Đối tượng và mức đóng:
a. Đối tượng đóng: Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc cư trú (thường trú hoặc tạm trú) trên địa bàn thành phố được tham gia BHYT tự nguyện theo Luật BHYT.
b. Mức đóng: Mức đóng BHYT tự nguyện hàng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, khi Nhà nước quy định tỷ lệ đóng hoặc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu thì mức đóng được điều chỉnh tương ứng.
28/05/2016
Câu hỏi
Nhiều hộ dân khởi kiện Phó chủ tịch UBND quận về hành vi tổ chức kiểm kê bắt buộc để tiến hành lập phương án bồi thường tiến tới thu hồi đất. UBND thành phố (cấp tỉnh) giao cho UBND quận (huyện) tiến hành tổ chức lập phương án đền bù, tái định cư. Chủ tịch UBND quận, huyện thành lập Hội đồng đền bù giải tỏa tái định cư giao cho Phó Chủ tịch UBND quận làm chủ tịch hội đồng. Phó Chủ tịch UBND quận tiến hành kiểm kê bắt buộc. Các hộ dân không đồng ý cho kiểm kê, nay khởi kiện hành vi tổ chức kiểm kê của Phó Chủ tịch UBND quận và họ cho là trái pháp luật. Trong trường hợp nêu trên người bị kiện là UBND quận hay Chủ tịch UBND quận hay Phó Chủ tịch UBND quận? Có thể nhập thành một vụ án không, không nhập có được không?
28/05/2016
I - Đối tượng đóng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả người lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
28/05/2016
Câu hỏi
Ông H được thuê làm Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P và ông H là em ruột Chủ tịch Công ty P. Sau khi được thuê làm Tổng giám đốc ông H ký kết hợp đồng vay vốn với Ngân hàng M nhưng lại không nhân danh Công ty P mà nhân danh chính bản thân mình. Vậy việc thuê ông H làm Tổng giám đốc Công ty P có hợp pháp không? Việc ông H ký kết hợp đồng vay vốn với Công ty M là đúng hay sai?
28/05/2016
I - Điều kiện được hưởng:
- Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và có một trong những điều kiện sau: - Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi;
- Nam đủ 55, nữ đủ 50 tuổi và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số > 0,7;
- Nam đủ 50, nữ đủ 45 tuổi suy giảm khả năng lao động > 61% (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
- Không kể tuổi đời, suy giảm khả năng lao động > 61%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
28/05/2016
Câu hỏi
Công ty chúng tôi là công ty TNHH gồm 3 sáng lập viên. Một trong ba sáng lập viên có góp vốn bằng tiền mặt. Sau khi nhập khẩu máy móc chuẩn bị đi vào sản xuất thì các thành viên không thống nhất được quan điểm và sáng lập viên này xin rút vốn thành lập công ty riêng. Công ty chúng tôi không còn tiền vốn để thành viên trên rút. Vậy, thành viên này rút vốn bằng chính dây chuyền sản xuất vừa nhập về được không?
28/05/2016
Câu hỏi
Trường hợp UBND ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhà, công dân kiện quyết định cưỡng chế và yêu cầu bồi thường thiệt hại (thực tế quyết định cưỡng chế đã được thi hành). Tại phiên tòa UBND rút quyết định cưỡng chế. Trường hợp người khởi kiện không rút yêu cầu khởi kiện thì Tòa án xử như thế nào? Nếu Tòa án bác yêu cầu khởi kiện (vì đối đượng khởi kiện không còn) thì yêu cầu bồi thường thiệt hại giải quyết như thế nào (vì trên thực tế thiệt hại đã xảy ra)?
28/05/2016
Câu hỏi
Ông X là Chủ tịch UBND huyện H. Do có quyết định hành chính (xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế) bị khởi kiện. Ông X có giấy ủy quyền cho ông P là Phó Chánh Thanh tra huyện đại diện cho Chủ tịch UBND huyện tham gia tố tụng. Có ý kiến cho rằng Luật tố tụng hành chính không cho phép ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra. Tòa án xử lý trường hợp này như thế nào?
28/05/2016
I- Điều kiện hưởng:
- Bản thân ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
- Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc, có xác nhận của cơ sở y tế.
* Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
28/05/2016
Câu hỏi
Ở địa phương tôi có rất nhiều người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sau đó họ tự ý bỏ trốn ra ngoài làm việc khi chưa hết thời hạn của hợp đồng hoặc tìm cách trốn sang nước khác để làm việc với mức thu nhập cao hơn làm ảnh hưởng đến uy tín của những người lao động khác. Xin Ban biên tập cho biết, những hành vi vi phạm trên có bị xử lý hình sự không?
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng Luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn hộ tịch.
Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 1 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú:
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn Phòng luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Khi ly hôn vấn đề tranh chấp tài sản giữa vợ chồng luôn là vấn đề phức tạp. Pháp luật quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và cách chia tài sản khi ly hôn cụ thể như sau:
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng Luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Khi ly hôn vấn đề tranh chấp tài sản giữa vợ chồng luôn là vấn đề phức tạp. Pháp luật quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và cách chia tài sản khi ly hôn cụ thể như sau:
28/05/2016
Câu hỏi
Ba mẹ tôi có một căn nhà. Năm 1998 ba tôi mất. Theo qui định của pháp luật, căn nhà trên sẽ chia làm hai phần bằng nhau, một phần là của mẹ tôi, phần còn lại chia đều cho mẹ tôi, anh tôi, tôi, em tôi và bà nội tôi. Xin cho hỏi nếu sau này bà nội tôi mất thì các con của bà nội tôi (các cô các chú của tôi ) có được hưởng phần tài sản mà bà nội tôi được thừa kế từ ba tôi không?
28/05/2016
Câu hỏi
Do có mâu thuẫn với các anh tôi nên trước khi chết bố tôi có để lại toàn bộ tài sản thừa kế là một ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho tôi nhưng việc thừa kế này sẽ gây ra sự chia rẽ, sứt mẻ tình cảm anh em trong nhà nên tôi không muốn nhận. Vậy tôi có thể từ chối nhận di sản thừa kế của bố tôi để lại hay không?
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng Luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn thủ tục thị thực định cư Úc theo diện kết hôn, đính hôn, sống chung không có hôn thú.
Thông tin tổng quát về định cư theo diện kết hôn/Đính hôn/Sống chung không có hôn thú
Chính phủ Úc hiện đang củng cố các chính sách về bảo lãnh trẻ em xin thị thực đi Úc bởi vì Chính phủ xem sự an toàn của trẻ là tối cần thiết. Chính phủ muốn đảm bảo rằng trẻ em xin đi Úc theo diện thị thực Kết hôn/Đính hôn/Sống chung không có hôn thú hoặc diện Cha mẹ bảo lãnh con được bảo vệ khỏi những người bảo lãnh có tiền án/tiền sự liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em hoặc các tội danh nghiêm trọng khác cho thấy họ có thể gây nguy hại đáng kể cho trẻ thuộc quyền chăm sóc của họ.
28/05/2016
► Điểm tin văn bản pháp quy mới ban hành
- Trai 18 tuổi sẽ được lấy vợ: Bộ Tư pháp cho rằng, hạ độ tuổi kết hôn của nam xuống 18 bằng với nữ để đảm bảo bình đẳng. Mặt khác thể chất, trí tuệ người Việt ngày nay đã được nâng cao.
- 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế: Theo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế vừa được Chính phủ ban hành, trong đó có 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế.
28/05/2016
Sau 12 năm đi vào cuộc sống, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập. Một trong những nội dung được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến trong việc sửa đổi Luật HNGĐ năm 2000 tại Phiên họp lần thứ nhất Tổ biên tập Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HNGĐ là vấn đề kết hôn cùng giới tính. Ngoài ra, việc hạ độ tuổi kết hôn cũng được đặt ra. Tuổi được kết hôn có thể nữ là 16 hoặc 17, nam 18 tuổi.
28/05/2016
Sau 5 năm Bảo hiểm thất nghiệp đi vào đời sống: chỉ 1/7 người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
Con số báo động
Theo thống kê, đến hết tháng 9.2013, cả nước có khoảng 1,3 triệu lượt người đăng ký thất nghiệp. Số NLĐ thất nghiệp tập trung chủ yếu ở các thành phố như: TPHCM khoảng 30%; Bình Dương 20%; Đồng Nai 10%... Theo BHXH Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 8,3 triệu NLĐ tham gia đóng BHTN. Như vậy, với 1,3 triệu/8,3 triệu NLĐ đăng ký thất nghiệp thì tỉ lệ 1/7 số NLĐ thất nghiệp được đăng ký BHTN là con số đáng báo động cho thị trường LĐ.
28/05/2016
Sáng 25-9, tại Hà Nội, tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ sáu, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2009 - 2012 và thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
28/05/2016
Về căn cứ ly hôn quy định còn quá chung chung và trừu tượng dẫn đến hiểu và áp dụng lại phụ thuộc nhiều vào nhận thức, đánh giá của Thẩm phán.
Do đó, nếu có thể, nên cụ thể hóa Điều 89 cho dễ vận dụng hơn, như quy định rõ thế nào được coi là “Tình trạng trầm trọng…”, “Mục đích hôn nhân không đạt được”, với các tiêu chí cụ thể.
28/05/2016
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm 2013, Nhật Bản với mục đích tăng cường phát triển giao lưu hơn nữa với Việt Nam, sẽ triển khai cấp visa nhiều lần thời gian lưu trú ngắn hạn cho đối tượng là công dân Việt Nam. Thông tin cụ thể về đối tượng cấp visa nhiều lần thời gian lưu trú ngắn hạn và các giấy tờ cần thiết phải nộp khi đăng kí xin cấp visa được hướng dẫn như dưới đây.
28/05/2016
Câu hỏi
Gần đây diễn ra rất nhiều tình trạng khủng bố qua tin nhắn điện thoại. Tôi hiện nay cũng là nạn nhân của tình trạng này. Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ trong gia đình mà tôi bị một người em cùng cha khác mẹ liên tục nhắn tin sỉ nhục, lăng mạ, thậm chí còn đe dọa sẽ thuê người hành hung. Từ khi nhận được những tin nhắn khủng bố, tôi luôn phải sống trong tâm trạng căng thẳng, mất ăn, mất ngủ và không yên tâm làm việc. Tôi vô cùng bức xúc và lo lắng, tôi muốn biết pháp luật nước ta quy định như thế nào về những trường hợp này.
28/05/2016
Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.