Quyết định giám đốc thẩm tranh chấp về thừa kế
28/05/2016
Nguyên đơn: ông Võ Thanh Dũng (tức Võ Hữu Dụng), sinh năm 1933; trú tại: nhà số 97 Nguyễn Huệ B, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Ông Dũng ủy quyền cho ông Lê Minh Tín tham dự phiên tòa theo giấy ủy quyền ngày 07-11-2006.
Bị đơn:
- Ông Võ Văn Thành (tức Khiêm), sinh năm 1928;
- Ông Võ Thanh Huyền, sinh năm 1951;
Cùng trú tại : ấp Phú Thượng 2, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Ông Võ Công Khanh, sinh năm 1938; trú tại nhà số 118/2 Nguyễn Văn Trỗi, phường 8 , quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông Võ Duy Liệt;
- Bà Võ Kim Đạm;
- Ông Liệt, bà Đạm hiện sinh sống tại Mỹ.
- Bà Võ Kim Nhường, sinh năm 1932; trú tại nhà số 5/5 ấp Thị 1, thị xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
NHẬN THẤY:
Theo đơn khởi kiện ngày 22-5-1995 và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là ông Võ Thanh Dũng (tức Võ Hữu Dụng) trình bày: Cha mẹ của ông là cụ Võ Thành Thái và cụ Trần Thị Khê có 07 người con chung là ông Võ Văn Thành, bà Võ Kim Nhường, ông Võ Thanh Dũng, bà Võ Kim Đạm, ông Võ Công Khanh, bà Võ Thu Thủy (bà Thủy đã chết năm 1967 không có chồng con), ông Võ Duy Liệt. Sau khi cụ Khê chết (năm 1953), ông tập kết ra miền Bắc, năm 1964 cụ Thái có làm tờ tương phân tài sản cho các con nhưng không có phần của ông. Năm 1975, ông trở về, cụ Thái yêu cầu mỗi anh em trích một phần tài sản được chia vào năm 1964 để cho ông nhưng không ai thực hiện, nên cụ Thái làm “Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con\" (được chính quyền chứng nhận ngày 20-8-1982) với nội dung cho ông hưởng số tài sản còn lại của cụ Thái gồm 01 ngôi nhà ngói và 01 màn đất, lúc cụ Thái làm giấy cho đất có mặt đầy đủ các anh em, chỉ có ông Thành không có mặt. Cụ Thái đã chết năm 1982. Đến nay ông Thành không giao tài sản cho ông mà để cho con là anh Võ Thanh Huyền ở và anh Huyền đã tự ý bán 04 công đất ruộng cho người khác.
Do đó, ông yêu cầu ông Thành và anh Huyền phải giao cho ông toàn bộ tài sản của ông được thừa kế theo \"Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con\" của cụ Thái và yêu cầu anh Huyền trả cho ông giá 04 công ruộng anh Huyền đã bán.
Bị đơn là ông Võ Văn Thành (tức Võ Văn Khiêm) trình bày: ông thống nhất với trình bày của ông Dũng về quan hệ huyết thống và việc phân chia tài sản của cụ Thái năm 1964. Ông không đồng ý với \"Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con\" của cụ Thái năm 1982, vì khi cụ Thái lập giấy này thì cụ đã yếu, vài tháng sau cụ qua đời, lúc cụ Thái lập giấy không có mặt của ông. Ông Thành yêu cầu giữ nhà đất tranh chấp để làm phủ thờ; trong trường hợp phải chia thừa kế thì ông xin giao cho ông Dũng quản lý nhưng phải trả kỷ phần thừa kế cho các đồng thừa kế khác bằng giá trị và trích công sức quản lý di sản cho anh Huyền. Phần đất ruộng anh Huyền đã bán không phải là của cha mẹ của ông, mà do Nhà nước cấp cho anh Huyền nên ông không đồng ý xác định là từ sản của các cụ để chia.
Anh Võ Thanh Huyền trình bày: Sau năm 1975 do gia tộc có 01 căn nhà và phần đất hương hỏa không có ai trông coi nên cha anh đã kêu anh về trông nom, bảo quản các tài sản, bao gồm: 01 căn nhà xây dựng trên khoảng hơn 01 công đất thổ cư vườn tạp và các tài sản là tủ, bàn, ghế trong nhà. Còn phần đất rẫy 1,5 công và 04 công đất ruộng gắn liền với đất vườn của ngôi nhà, trước đây đã vào tập đoàn sau đó tập đoàn giao cho người đang sử dụng tiếp tục sử dụng là ông Tư Cứng canh tác, do đó anh đã phải trả thành quả lao động cho ông Tư Cứng để chuộc lại đất canh tác. Năm 1992 anh đăng ký, kê khai được cấp giấy CNQSD đất. Năm 1990 anh đã bán cho ông Nguyễn Văn Thanh 1,5 công đất rẫy giá 1,5 chỉ vàng và năm 1994 anh bán cho ông Hà Văn Khuân 04 công đất ruộng với giá 06 chỉ vàng một công. Nay anh yêu cầu các đồng thừa kế của cụ Thái, cụ Khê phải hoàn trả cho anh tiền công sức trông coi di sản trong thời gian 20 nằm là 20.000.000đ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Võ Kiến Nhường trình bày: lúc còn sống cụ Thái có làm tờ thay đổi di chúc để lại phần nhà, đất tranh chấp cho ông Dũng thừa hưởng vì khi chia đất năm 1964 ông Dũng chưa được chia, khi đó bà và các chị em cũng đồng ý ký tên vào tờ điều chỉnh di chúc của cụ Thái, do ông Thành không đồng ý nên không ký tên. Do đó, bà không có yêu cầu gì và công nhận ông Dũng được thừa hưởng phần tài sản nêu trên của cha mẹ. Tại Biên bản hòa giải ngày 14-4-1994, bà Nhường thay đổi lời khai và cho rằng bà đồng ý với trình bày của ông Thành, do bà tưởng cụ Thái để lại di sản cho ông Dũng quản lý làm hương hỏa nên mới ký tên vào tờ điều chỉnh di chúc của cụ Thái. Nếu phải chia thừa kế tài sản của cha mẹ thì bà và ông Thành xin được nhận hiện vật và thanh toán giá trị cho ông Dũng và những người thừa kế khác.
- Ông Võ Công Khanh thống nhất với lời khai của ông Dũng và đồng ý cho ông Dũng được hưởng tài sản tranh chấp theo tờ bổ sung di chúc của cụ Thái.
- Ông Võ Duy Liệt hiện đang sinh sống tại Mỹ có làm tờ khai (gửi qua đường bưu điện) xác nhận: ông đồng ý với tờ điều chỉnh phân chia tài sản cho các con của cụ Thái năm 1982.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số l0/DSST ngày 29-4-1997, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định:
Công nhận 01 căn nhà tường, gạch ô dước, nền lót gạch bông và gạch tàu, lợp ngói, ngang 15m, dài 30,4m gắn liền với đất thổ cư ngang 16,6m, dài 50m và vườn tạp ngang 14,25m, dài 236m tọa lạc tại ấp Thượng 2, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang và một số tài sản nội thất (có danh nục kèn theo) có trị giá chung là 155. 750. 560đ là di sản thừa kế của bà Trần Thị Khê và ông Võ Văn Thái.
Chấp nhận yêu cầu của ông Võ Thanh Huyền đòi công bảo quản di sản số tiền là 20.000. 000đ.
Ông Võ Thanh Dũng và ông Võ Duy Liệt được hưởng chung tài sản ông Thái đế lại theo di chúc và di sản của bà Khê để lại theo luật trị giá 83.328.510đ
Giao cho ông Dũng và ông Liệt sở hữu toàn bộ số di sản nêu trên nhưng phải hoàn chi phí bảo quản cho ông Võ Thanh Huyền số tiền 20.000.000đ, và hoàn các phần hưởng thừa kế của bà Khê cho ông Võ Văn Thành (Khiêm), ông Võ Văn Khanh, ông Võ Công Khanh, bà Võ Kim Đạm, bà Võ Kim Nhường và các thừa kế của bà Võ Thu Thủy, mỗi phần số tiền 8.484.410đ
Ông Huyền ,có nghĩa vụ giao toàn bộ di sản trên cho ông Dũng trong thời hạn 02 tháng kể từ khi nhận đu tiền chi phí bảo quan (20.000.000đ).
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 13-5-1997, ông Võ Thanh Dũng kháng cáo yêu cầu được xem xét lại bản án sơ thẩm.
Tại Quyết định số 292/DSPT ngày 12-9-1997, Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án vụ án sẽ được xét xử phúc thẩm sau khi có Nghị quyết mới của Quốc hội.
Ngày 10-11-2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 10-11-2006, ông Lê Minh Tín (đại diện theo ủy quyền của ông Võ Thanh Dũng) rút toàn bộ kháng cáo.
Tại Quyết định số 473/2006/QĐ-PT ngày 10-11-2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
Bản án dân sự sơ thẩm số 10/DSST ngày 29-4-1997 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 10-11-2006.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Võ Văn Thành và anh Võ Thanh Huyền có đơn khiếu nại yêu cầu xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định số 631/2009/KN-DS ngày 09-11-2009, Chánh án Toà án nhân dân tối can đã kháng nghị Quyết định số 473/QĐ-PT ngày 10-11-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ Quyết định dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 10/DSST ngày 29- 4-1997 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
Căn nhà và đất tranh chấp (tọa lạc tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có nguồn gốc là một phần trong khối tài sản do vợ chồng cụ Võ Thành Thái và cụ Trần Thị Khê tạo lập. Cụ Khê chết năm 1953 không để lại di chúc. Năm 1964 cụ Thái lập “Tờ tương phân tài sản\" với nội dung phân chia tài sản cho các con là ông Võ Văn Thành, bà Võ Kim Nhường, bà Võ Kim Đạm, ông Võ Công Khanh, bà Võ Thị Thu Thủy, ông Võ Duy Liệt, riêng ông Võ Thanh Dũng đang tập kết tại miền Bắc nên không được chia tài sản; đồng thời tại tờ \"Tương phân tài sản” cụ Thái dành một căn nhà ngói và một mẫu đất thổ cư tại xã đến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (là nhà, đất đang tranh chấp) để làm hương hỏa (nhà, đất này vẫn do cụ Thái đứng bộ), khi cụ chết thì sẽ giao lại cho ông Thành (là trưởng nam) gìn giữ, hưởng huê lợi để phụng thờ. Cụ Thái và các con (ông Thành, bà Nhường, bà Đạm, ông Khanh, bà Thuỷ và ông Liệt) cùng ký tên vào “Tờ tương phân tài sản\" nêu trên và được chính quyền chế độ cũ chứng thực. Sau khi chia đất, các con cụ Thái đã nhận đất canh tác ổn định và không có khiếu nại tranh chấp. Riêng ông Dũng tuy không ký tên vào tờ \"Tương phân tài sản\" nêu trên, nhưng ông Dũng đồng ý với việc phân chia của cụ Thái và không tranh chấp đối với các phần tài sản cụ Thái dã chia cho các anh chị em của ông. Như vậy, mặc dù cụ Thái đã định đoạt cả phần tài sản của cụ Khê nhưng các đồng thừa kế của cụ Khê là các con của hai cụ không có khiếu nại, tranh chấp và đồng ý với tờ \"Tương phân tài sản\" năm 1964 này, nên cần tôn trọng ý nguyện của cụ Thái và các đồng thừa kế tại “Tờ tương phân tài sản\".
Năm 1982 cụ Thái tiếp tục lập \"Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con” (có xác nhận của Ban nhân dân khóm 5 phường Mỹ Long, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang và Uỷ ban nhân dân xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tinh An Giang) với nội dung: trước đây cụ Thái không chia phần cho ông Dũng vì lúc đó chiến tranh và ông Dũng đang đi tập kết tại miền Bắc, nay sau khi cụ qua đời thì cụ cho đứt ông Dũng ngôi nhà ngói, ông Dũng được gìn giữ hưởng huê lợi 01 mẫu đất thổ cư sau nhà và trọn quyền sử dụng tất cả các vật dụng trong nhà tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (là phần tài sản trước đây cụ để làm hương hỏa); ông Dũng có trách nhiệm thờ cúng ông, bà, cha, mẹ, đồng thời chia cho ông Võ Duy Liệt 01 chái nhà để ở cùng các huê lợi và vật dụng trong nhà. “Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con\" thể hiện ý chí tự nguyện của cụ Thái tuy nhiên cụ Thái đã định đoạt cả phần tài sản của cụ Khê mà không có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế của cụ Khê do đó việc phân chia tài sản của cụ Thái tại “Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con\" chỉ có hiệu lực đối với phần tài sản của cụ Thái, còn phần tài sản của cụ Khê vẫn là di sản chưa chia. Sau khi cụ Thái chết, vào tháng 9-1986, năm người con của cụ Thái và cụ Khê là bà Võ Kim Nhường, ông Võ Thanh Dũng, bà Võ Kim Đạm, ông Võ Công Khanh, ông Võ Duy Liệt cùng lập \"Tờ bổ sung di chúc của cha” với nội dung đồng ý với \"Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con\" do cụ Thái lập vào năm 1982. Riêng ông Thành cho rằng không biết và không đồng ý với “Tờ điều chỉnh về tài sản phân chia các con\" của cụ Thái năm 1982 , nên không đồng ý trả lại nhà, đất tranh chấp cùng các vật dụng trong nhà cho ông Dũng. Trong quá trình giải quyết vụ án, ông Võ Công Khanh, ông Võ Duy Liệt có lời khai đồng ý với “Tờ điêu chỉnh về tài sản phân chia các con\" của cụ Thái năm 1982, còn bà Võ Kim Nhường thay đổi lời khai cho rằng nếu chia thừa kế thì bà xin được nhận kỷ phần mà bà được chia. Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét đến ý chí của các người thừa kế đối với tài sản của cụ Khê tại “Tờ bổ sung di chúc của cha” và trong quá trình giải quyết vụ án không xem xét yêu cầu của ông Khanh, bà Đạm, ông Liệt (theo các đương sự khai thì bà Đạm, ông Liệt đang định cư tại Mỹ), nhưng lại chia thừa kế phần tài sản của cụ Khê theo pháp luật và buộc ông Dũng và ông Liệt thanh toán giá trị cho ông Khanh và bà Đạm là không chính xác. Mặt khác, theo các đương sự khai thì bà Võ Thị Thu Thủy (là con chung của cụ Khê và cụ Thái, đã chết năm 1967) không có chồng, con. Như vậy, cụ Thái là người thừa kế duy nhất tài sản của bà Thủy vì cụ Thái chết năm 1983, do đó, phần tài sản ba Thủy được thừa kế của cụ Khê thì cụ Thái được hưởng để giải quyết theo ý chỉ của cụ Thái mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét xác định người thừa kế tài sản của bà Thủy mà vẫn chia kỷ phần bà Thủy được thừa kế của cụ Khê là không chính xác.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 13-5-1997, ông Dũng có đơn kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm. Trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, ngày 07- 11- 2006 ông Dũng chỉ làm giấy uy quyền cho ông Lê Minh Tín tham dự phiên tòa phúc thẩm, tại giấy ủy quyền nêu rõ: mọi phát sinh ngoài việc ủy quyền phải có ý kiến của người ủy quyên bằng văn bản, người được ủy quyền không được tự nguyện quyết định; tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm ngày 10- 11-2006, ông Lê Minh Tín đã rút toàn bộ kháng cáo mà không có sự đồng ý bằng văn bản của ông Dũng là vượt quá phạm vi ủy quyền. Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét nội dung và phạm vi ông Dũng ủy quyền cho ông Tín nhưng lại chấp nhận việc rút kháng cáo của ông Tín là không chính xác. Mặt khác Biên bản phiên tòa phúc thẩm không thể hiện Hội đồng xét xử đã khai mạc và bắt đầu phiên tòa, không hỏi rõ ý chí của ông Tín nhưng đã chấp nhận yêu cầu rút kháng cáo của ông Tín để quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án là vi phạm thủ tục tố tụng
Trong thực tế, do thời gian tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án kéo dài nên giá trị tài sản tranh chấp có những biến động rất lớn; đồng thời theo đơn khiếu nại của ông Võ Văn Thành và ông Võ Thanh Huyền (là con của ông Thành) thì trong quá trình quản lý nhà, đất tranh chấp, do có việc mở rộng đường nên ông Huyền đã phải xây dựng lại hàng rào, cổng, sân và các công trình phụ khác để ổn định cuộc sống. Do đó, để giải quyết triệt để vụ án đảm bảo quyền lợi của các đương sự thì phải giải quyết lại vụ án.
Mặc khác, ông Liệt và bà Đạm hiện đang định cư tại Mỹ và pháp luật đã có thay đổi về điều kiện thừa kế tài sản là nhà, đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do đó cũng cần xem xét đến yêu cầu và điều kiện sở hữu nhà, đất của ông Liệt, bà Đạm thì mới giai quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ Quyết định dân sự phúc thẩm số 473/2006/QĐ-PT ngày 10-11-2006 của Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 10/DSST ngày 29/4/1997 của Toà án nhân dân tỉnh An Giang về vụ án dân sự tranh chấp vê thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Võ Thanh Dũng với bị đơn là ông Võ Văn Thành và ông Võ Thanh Huyền; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông, bà Võ Kim Đạm, Võ Công Khanh, Võ Duy Liệt, Võ Kim Nhường.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.